phong.thai-giao.vien-dung.lop-hochanhtinhoc.com
Hình:  PHONG THÁI LÊN LỚP của GIÁO VIÊN (Nguồn: Trường Đại học Iowa, Hoa Kỳ) 

 

      Những Nhà nghiên cứu khoa học sư phạm, Nhà giáo lâu năm – đã dày công nghiên cứu qua thực tiễn thất bại /thành công trong Sự nghiệp giáo dục – đã đúc kết những Bài học sư phạm để chúng ta học tập /vận dụng như: Phương pháp giảng dạy trực quan, Cách diễn dịch /quy nạp, các bước /khâu trong Quy trình giảng dạy, …

      Song! những năm gần đây một số Giáo viên đã “dạy chay” hay quá xem nhẹ /bỏ qua những Việc thật Cơ bản trong Hoạt động giảng dạy như Không thực hiện đủ các bước lên lớp, Chấm bài /cho Điểm có Lời phê, Không làm thực hành /thí nghiệm, …

      Có thể Giáo viên chưa được trang bị Kiến thức sư phạm đầy đủ /hay do Quan niệm sai /tùy tiện, đại khái, thiếu cần mẫn /trách nhiệm của người Thầy /Cô

      Trước hết, tôi có Ý kiến về 5 Bước lên lớp :


1.  Ổn định tổ chức (1-2 phút)

      Bước chuẩn bị Tâm thế nhằm tập trung để bước vào Tiết học cũng như để theo dõi Sự chuyên cần. Kiểm tra Học sinh có mặt /vắng mặt; Kiểm tra Chỗ ngồi của Học sinh đã ổn chưa? Bàn ghế thiếu /đủ, có xộc xệch không, …; Kiểm tra các Dặn dò của tiết trước, buổi học trước, …; Xem có Thông tin gì đặc biệt khiến các em xôn xao, … Giáo viên cần có Hiệu lệnh để Học sinh ổn định nhằm có thể tập trung tư tưởng để bước vào Tiết học.

      Bước này cần được lập thành Nề nếp vào ngay thời gian đầu; về sau có thể lướt qua nhanh khoảng 1 phút. Giáo viên yêu cầu Lớp trưởng giúp ghi Sĩ số có mặt /vắng mặt ở Góc trái của Bảng viết để Giáo viên nắm nhanh tình hình Lớp cũng như nhắc nhỡ công khai việc đến lớp của Học sinh.


 

2.  Kiểm tra Bài cũ (2-3 phút)

      Kiểm tra thường xuyên nhằm thúc đẩy Học sinh Học bài /Làm Bài nghiêm túc :

      Kiểm tra Việc ghi chép Bài học, Bài làm, Chuẩn bị bài của Học sinh. Có thể cho làm Kiểm tra miệng /viết 15 phút với Nội dung của cả Bài học /một Phần trọng tâm nào đó.

      Giáo viên lưu ý quan tâm kiểm tra các Học sinh yếu /thiếu chăm chỉ để có hướng trợ giúp cụ thể kịp thời. Một số Giáo viên đã không coi trọng Việc kiểm tra này nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính nghiêm túc học hành của Học sinh. Các em sẽ “nhờn” việc Dặn dò /Nhắc nhở của Giáo viên.


 

3.  Giảng bài mới (35-40 phút, bước trọng tâm)

      Khi giới thiệu Bài mới, Giáo viên có nhiều cách gây sự hứng thú /tập trung nghe giảng cho Học sinh; sự Dẫn dắt vào Bài hấp dẫn /ngắn gọn sẽ giúp Học sinh tập trung tốt. (Ví dụ: Một Giáo viên vào Bài về Địa lý: « Đố các em, Châu lục nào có Hình dạng giống Củ khoai và lại có nhiều Tài nguyên, khoáng sản quý? – Đó là Châu Phi).

      Giáo viên chuẩn bị kỹ và xác định phần nào là Trọng tâm hoặc khó hiểu /khó nhớ để giảng giải kỹ hơn; còn Phần nào dễ thì hướng dẫn cho Học sinh tự học; không nhất thiết Phần nào cũng giảng giải dài như nhau. Khi thiếu chuẩn bị kỹ nội dung /phương pháp thì Giáo viên sẽ mất chủ động và dễ “cháy Giáo án”, không đọng lại được bao nhiêu Kiến thức cho Học sinh.


 

4.  Củng cố (2-3 phút)

      Vừa giảng xong, Kiến thức còn “nóng hổi”, Giáo viên cần kiểm tra lại ngay Bài giảng và sẽ thấy rõ Kết quả của Buổi học; từ đó, Giáo viên sẽ kịp thời bổ sung /củng cố thêm Bài giảng. Chỉ cần một ít Câu hỏi về Nội dung trọng tâm hoặc Gợi ý cho Học sinh nêu những Nội dung nào còn lơ mơ, chưa hiểu…


 

5.  Dặn dò (2-3 phút)

      Đây là Bước tiếp tục củng cố /kết thúc Bài mới và chuẩn bị cho Bài sau. Không nên làm lấy lệ mà phải có Yêu cầu /Nội dung rõ ràng có hướng dẫn tỉ mỉ cụ thể để Học sinh có thể tự thực hiện được ở nhà.

      Các Dặn dò cần phải được ghi vào Giáo án để ở Buổi dạy tiếp sau. Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” /hoặc Dặn dò buột Học sinh làm bài /sưu tầm tranh ảnh, … song Giáo viên không thu bài /không đánh giá Bài – thì coi như Việc làm ấy là “công cốc dã tràng”.


Kết bài

      5 bước lên lớpQuy trình khép kín của một Tiết dạy, có Ý nghĩa khoa học và có tác dụng sư phạm nhất định. Song! Giáo viên có thể linh hoạt tùy Đặc điểm của từng Bài giảng cụ thể, tùy Tình hình thực tế của từng Lớp mà không nhất thiết ‘cứng ngắc’ là Tiết học nào cũng đủ 5 bước – ngay cả thời lượng dành cho từng bước.


 

MỜI XEM :
◊  8 VIỆC mà GIÁO VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM khi lên lớp.
◊  10 SAI LẦM tồi tệ nhất trong Phương pháp giảng dạy của Giáo viên.


GHI CHÚ :

◊  Nguồn:  Vấn đề Giáo dục điện tử.
◊  
Hình ảnh minh hoạ và ‘biên tập nhẹ‘ do Ban Biên Tập thực hiện. 

BAN BIÊN TẬP
07 /2024