Giáo viên là Linh hồn của lớp học, mang Trọng trách lớn lao, đồng thời cũng có những Quyền hạn nhất định. Tuy nhiên, Giáo viên cũng là một con người có tâm tư tình cảm, có suy nghĩ, … nên đôi khi vẫn có thể đưa ra những Hành xử sai lầm. Để tránh những Hậu quả đáng tiếc, sau đây là 8 Việc mà Giáo viên KHÔNG được làm khi lên lớp :
1. Nổi giận
Nổi giận trong bất cứ tình huống nào cũng đều có thể biến thành một Thảm họa. Đối với Nền giáo dục châu Á thì điều này còn mang tiếng xấu. Tâm trạng của Giáo viên ảnh hưởng trực tiếp tới Học sinh, đôi khi Bạn muốn giữ bình tĩnh nhưng lại không kiềm chế được Bản thân. Khi Bạn cảm thấy Tâm trạng của mình thực sự không tốt, dễ bị kích động thì Cách tốt nhất là Bạn nên tạm thời đi ra khỏi lớp học – để Bạn cảm nhận được Tình huống đang xảy ra và lúc này Bạn cần tìm ra Phương pháp giúp trấn tĩnh lại nhanh nhất hoặc có thể đếm từ 1~60 (tức một phút), rồi Bạn quay trở lại lớp học và đối diện với học sinh với một tâm thái mới.
2. Mất Quyền kiểm soát lớp học
Trong bất cứ tình huống nào cũng không nên để Học sinh phá vỡ Trật tự của Lớp học. Một khi Bạn đã để mất nó thì Bạn phải mất rất nhiều Công sức để có thể lấy tái lập lại được. Nhất là khi Bạn cho Lớp chơi Trò chơi hoặc tham gia Hoạt động gì đó, Học sinh sẽ rất dễ bị kích động, hò hét khi quá hưng phấn. Nếu như Bạn có phần dễ dãi thì Học sinh sẽ càng làm tới, và ngày càng không tôn trọng Bạn. Khi Trật tự của lớp học bị phá vỡ thì Bạn cần làm ngay một Hành động nào đó thật dứt khoát để thu hút ngay sự Chú ý của Học sinh – Ví dụ: Giơ tay lên ra dấu chéo ngừng lại, …, và có thể nhắc lại để buột Học sinh phải làm theo Yêu cầu của Bạn; có thể Bạn cứ phải làm như thế cho đến khi tất cả học sinh đều làm theo và Lớp trở lại yên ắng.
3. Quá nhiều Phiếu học tập
Không nên phát cho lớp quá nhiều Phiếu học tập, Phiếu khảo sát, … để Học sinh phải viết hết phiếu này tới phiếu khác. Cách tốt nhất là Cần thu hút Học sinh tập trung vào Bài học, … Cần tận dụng Micrô, Màn trình chiếu, Bảng viết, Học cụ, … để thu hút sự chú ý tập trung của Học sinh.
4. Chế giễu học sinh
Một điều mà Bạn nên hiểu – đó là không được Chế giễu học sinh; đôi khi, sự Bông đùa hay Bình luận vu vơ cũng vô tình làm tổn thương Lòng tự trọng của Học sinh. Khi lên lớp, Bạn cần vận dụng Tính hài hước đúng đắn để góp phần làm Bầu không khí học tập thêm vui vẻ, hưng phấn nhưng lưu ý sao cho không mang lại kết quả xấu. Bạn cần là Tấm gương để cho Học sinh thấy rằng tính Hài hước không bao giờ được mang tính chế giễu /mỉa mai người khác; tốt nhất Bạn nên Chê ít và Khen nhiều.
5. Ngồi dạy một chỗ
Trừ khi Bạn bị thương tật khó khăn đi lại thì mới nên ngồi dạy 1 chỗ – như vậy sẽ khiến cho Học sinh cảm thấy Bạn đang lười biếng. Thời gian dạy học chính là những lúc mà Bạn dùng Kiến thức để tương tác, truyền đạt, khơi gợi đam mê, dẫn dắt Học sinh suy nghĩ… Là Giáo viên làm Chủ lớp, chắc hẵn là Bạn sẽ không mong rằng Học sinh của mình chỉ biết ngồi im thụ động; tốt nhất là Bạn cần biết kết hợp giữa “Động” và “Tĩnh”. “Tĩnh” là biết ngồi im tập trung lắng nghe giảng bài. “Động” là tích cực tham gia hỏi hay thảo luận, tham gia các hoạt động /trò chơi trí tuệ, … Tất nhiên, Giáo viên cũng cần kết hợp “Động /Tĩnh” – khi đứng /đi lại trên Bục giảng, khi đứng /đi lại trong lớp và quan sát /tiếp cận /chủ động hỏi han Học sinh của mình.
6. Thói quen trễ giờ
Giáo viên là Tấm gương để Học sinh noi theo. Nếu như Bạn thỉnh thoảng đến lớp muộn thì không là vấn đề, nhưng nếu cứ thường xuyên trễ giờ đến lớp thì sẽ khiến Học sinh coi thường Bạn và cũng có suy nghĩ “đi học muộn tí cũng chẳng sao” mà Học sinh là số đông thì Bạn thấy Lớp của Bạn sẽ như thế nào khi mỗi học sinh cứ trễ ít phút!? Nếu như Bạn bị trễ giờ thì Bạn phải công khai xin lỗi Học sinh – để hiểu rằng tầm quan trọng của việc đến lớp “phải đúng giờ”.
7. Dạy dập khuôn
Một số Giáo viên lên lớp khá máy móc, đọc nguyên văn nội dung trong Giáo trình, Màn trình chiếu, … khiến Không khí lớp học trở nên tẻ nhạt /Học sinh giảm thu hút, lo ra, …; đặc biệt khi dạy ngoại ngữ thì càng cần có các động tác mô phỏng, ví dụ vận dụng các câu /từ để dễ nhớ hơn… Giáo trình cung cấp tài liệu và là khung chuyên môn để dạy và học, còn việc Thể hiện nó qua Bài giảng như thế nào thì đó là Trách nhiệm của mỗi Giáo viên.
8. Thiên vị
Học sinh khi đến lớp đều mong muốn Giáo viên quan tâm đến mình, hướng dẫn cụ thể cho mình. Tất nhiên Giáo viên cũng có những học sinh mà mình yêu thích hoặc không ưa, nhưng Giáo viên không nên thể hiện ra các hành vi thiên vị của mình. Giáo viên cần thể hiện sự công bằng đối với tất cả học sinh, biết cách quan tâm /khen ngợi /nhắc nhỡ Học sinh đúng lúc cần thiết.
Kết bài
Ở lứa tuổi học sinh, các em hay bắt chước rất nhanh, do vậy khi Bạn đã là là một Giáo viên thì cần đặc biệt chú ý tới Lời nói và nhất cử nhất động của mình để làm sao Không khí học tập của Lớp được tốt đẹp và việc Giảng dạy của Bạn không vướng phải 8 việc nêu trên!
MỜI XEM :
◊ 10 SAI LẦM tồi tệ nhất trong Phương pháp giảng dạy của Giáo viên.
◊ 5 Công đoạn LÊN LỚP 1 TIẾT DẠY có Ý nghĩa sư phạm hệ trọng.
◊ 8 VIỆC mà GIÁO VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM khi lên lớp.
GHI CHÚ :
◊ Nguồn: VITA – PoPoDoo School.
◊ Hình ảnh minh hoạ và ‘biên tập nhẹ‘ do Ban Biên Tập thực hiện.
BAN BIÊN TẬP
07 /2024