(Extrait National technical regulation on Public Buildings – Basic rules for design)
Tóm tắt TCVN.4319:2012 – 28/12/2012 (Extrait TCVN.4319:2012 – 28/12/2012)
Thuật ngữ
◊ Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo Nhà và Công trình công cộng (N-CTCC) bao gồm các công trình y tế, thể thao, văn hóa, giáo dục, trụ sở cơ quan hành chính các cấp, các công trình dịch vụ công cộng khác.
CHÚ THÍCH: Phân loại N-CTTCC được lấy theo qui định về phân loại và phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
◊ Chiều cao công trình: Chiều cao tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình, kể cả mái tum và mái dốc.
CHÚ THÍCH: Các thiết bị kỹ thuật trên mái (gồm: cột ăngten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại, …) không tính vào chiều cao công trình.
◊ Chiều cao tầng: Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp.
◊ Chiều cao thông thủy: Chiều cao từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu chịu lực hoặc trần đã hoàn thiện của tầng đó.
◊ Số tầng nhà: Số tầng của ngôi nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.
CHÚ THÍCH: Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.
◊ Tầng trên mặt đất: Tầng có cốt sàn cao hơn hoặc bằng cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
◊ Tầng hầm: Tầng có quá một nửa chiều cao nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
◊ Tầng nửa hầm: Tầng có một nửa chiều cao nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
◊ Tầng áp mái: Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5m.
◊ Tầng kỹ thuật: Tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa của ngôi nhà.
◊ Diện tích sử dụng: Tổng diện tích làm việc và diện tích phục vụ.
Diện tích các gian phòng, các bộ phận được tính theo kích thước thông thủy tính từ mặt ngoài lớp trát (nhưng không trừ bề dày của lớp vật liệu ốp chân tường) và không tính diện tích các ống rác, ống khói, ống thông hơi, điện, nước, … đặt trong phòng hay bộ phận đó.
◊ Diện tích làm việc: Tổng diện tích các phòng làm việc chính và phòng làm việc phụ trợ.
CHÚ THÍCH: Diện tích làm việc gồm những diện tích sau :
1) Diện tích hành lang kết hợp phòng học trong trường học, chỗ ngồi chơi trong bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, …
2) Diện tích các phòng phát thanh, khối quản lý, phòng bảng điện, tổng đài, phòng phụ của sân khấu, chủ tịch đoàn, phòng kỹ thuật máy chiếu phim, …
◊ Diện tích phục vụ: Tổng diện tích sảnh, hành lang, buồng thang, khu vệ sinh, buồng đệm và các phòng kỹ thuật.
CHÚ THÍCH: Các phòng kỹ thuật là các phòng đặt nồi hơi, phòng đặt máy bơm, máy biến thế, thiết bị thông gió cơ khí, máy điều hòa không khí, phòng để thiết bị máy thang máy chở người, chở hàng hóa.
◊ Diện tích kết cấu: Tổng diện tích của tường, vách, cột, … tính trên mặt bằng, bao gồm :
+ Tường chịu lực và không chịu lực; Tường và vách ngăn; Cột;
+ Ngưỡng cửa đi, bậu cửa sổ các loại;
+ Các ống khói, ống rác, ống thông hơi, ống cấp điện, ống nước đặt ngầm (kể cả phần lỏng của ống và bề dày của từng ống);
+ Các hốc tường, các khoảng tường trống giữa hai phòng không lắp cửa đi, có chiều rộng nhỏ hơn 1m và chiều cao nhỏ hơn 1,9m.
CHÚ THÍCH :
1) Diện tích kết cấu của tường, cột – tính cả lớp trát hoặc ốp tường.
2) Các hốc tường, các khoảng tường trống giữa hai phòng không lắp cửa đi, rộng từ 1,0m trở lên và cao trên 1,9m (kể từ mặt sàn) thì tính vào diện tích phòng.
◊ Diện tích sàn của một tầng: Diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng. Phần diện tích hành lang, ban công, logia và các diện tích khác nằm trên sàn cũng được tính trong diện tích sàn.
◊ Diện tích tầng áp mái: Diện tích đo tại cốt sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng áp mái.
◊ Tổng diện tích sàn của ngôi nhà (công trình): Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái.
◊ Khối tích xây dựng: Tích số của diện tích xây dựng ngôi nhà, diện tích sàn của tầng hoặc phòng nhân với chiều cao của ngôi nhà, tầng nhà và phòng, kể cả tầng kỹ thuật.
◊ Chỉ giới đường đỏ: Đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
◊ Chỉ giới xây dựng: Đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.
◊ Hệ số mặt bằng K1: Hệ số thể hiện mức độ tiện nghi sử dụng mặt bằng công trình. Hệ số K1 càng nhỏ thì mức độ tiện nghi càng lớn. Hệ số mặt bằng K1 được tính theo công thức sau :
K1 = |
Diện tích làmviệc |
(1) |
Diện tích sử dụng |
CHÚ THÍCH: Hệ số mặt bằng K1 thường được lấy từ 0,4 đến 0,6.
◊ Hệ số khối tích K2: Hệ số thể hiện mức độ tiện nghi sử dụng khối tích công trình. Hệ số mặt bằng K2 được tính theo công thức sau :
K2 = |
Khối tích ngôi nhà |
(2) |
Diện tích làm việc |
◊ Mật độ xây dựng: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời (trừ sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất), bể cảnh và các vật thể kiến trúc khác).
◊ Mật độ xây dựng gộp: Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực xây dựng công trình trong khu đất đó).
◊ Hệ số sử dụng đất HSD: Tỷ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích khu đất.
HSD = |
Tổng diện tích sàn toàn công trình |
Diện tích khu đất |
Terms
◊ This regulation shall be implemented to design, build or renovate public buildings (PB) – such as medical, sports, cultural and education works, administrative headquarters and other public works.
NOTE: Classification of houses and public works (H-PB) is made in accordance with the classification and grading of civil and industrial buildings and urban infrastructure system.
◊ Building height: The height shall be measured from the ground elevation, where the building is located in accordance with the plan, to the highest point of the building, inclusive of the roof access and pitched roof.
NOTE: The technical equipment installed on the roof (including: antenna mast, lightning conductor, solar power equipment and metal tank) is not inclusive in the height of the building.
◊ Storey height: The storey height is the distance between two floors, measured from the lower storey to the upper storey.
◊ Clearance height: The height measured from the finished floor to the lower surface of the load-bearing structure or to the finished ceiling of that storey.
◊ The number of floors: The number of stories of a building shall include all the stories on the ground (inclusive of the technical floor, attic and roof access) and the semi-basement.
NOTE: The basement is not included in the total number of stories of the building.
◊ Stories above the ground: The floor elevation must be equal to or higher than ground elevation according to approved planning.
◊ Basements: Half of the height of this floor is under the ground elevation where the building is located in accordance with the approved plan.
◊ The semi-basement floor: Half of the height of this floor is on or cross the ground elevation where the building is located in accordance with the approved plan.
◊ Attic floor: This floor is the attic space of the pitched roof, in which the entire or part of the vertical surface are formed by the roof, and the vertical walls (if any) are not taller than the floor by more than 1,5 m.
◊ Technical floor: This floor is where the technical equipment is installed. The technical floor can also be a basement floor, semi-basement floor, attic floor or the middle floor of the building.
◊ Usable areas: The total working area and service area.
The areas of the rooms or departments are measured by using the carpet area from the outer side of the plaster coat (exclusive of the thickness of the skirting board) and also exclusive of the areas of the trash chutes, chimneys, ventilation pipes, electric pipes, water pipes, etc, that are installed in these rooms or departments.
◊ Working area: The total area of main offices and supporting offices.
NOTE: The working area includes the following areas :
1) The areas of the corridors and the classrooms within the school; playgrounds in the hospital, convalescent home, theaters, cinemas and clubs, etc.
2) Areas of broadcasting rooms, management block, electrical panel room, switchboard room, auxiliary room of the stage, president room, projection room, etc.
◊ Service area: The total area of the corridors, lobbies, elevators, rest rooms, antechambers and technical rooms.
NOTE: The technical rooms are where boilers, pumps, transformers, heat recovery ventilators, air conditioners and elevator equipment are placed.
◊ Construction area: The total area of the walls and poles measured by calculating the surface areas, including :
+ Load-bearing walls and non-load-bearing walls; Walls and partition walls; Poles;
+ Thresholds and different types of window boards;
+ Chimneys, trash chutes, ventilation pipes, electric power supply pipes, underground water supply pipes (including the slack and wall thickness of each pipe);
+ Alcoves, the empty spaces between two rooms without installed doors and are less than 1 m wide and less than 1.9 m high.
NOTE :
1) The construction area of the walls and poles shall include both the plaster coat and tiles.
2) The alcoves, the empty spaces without doors between two rooms which are more than 10m wide and 1.9m high (measured from the floor surface) shall be included in the room area.
◊ The floor area of one storey: is the floor area within the inside perimeter of the exterior walls surrounding the storey. The hallway area, balcony area, loggia and other areas on ground level are all included in the measurement of the floor area.
◊ The area of attic floor: The area shall be measured at the floor elevation within the outer boundaries of the surrounding walls on the attic floor.
◊ The total floor area of the building: is the total floor area of all the stories including: basements, semi-underground basements, technical floors and attic floors.
◊ Building volume: Building volume equals (=) building area or floor area multiplied by (x) height of the building or floor, including the technical floor.
◊ Property line: The line fixed between the land of the building and the land used for building traffic roads or constructions of technical infrastructures.
◊ Construction boundary line: The line restricting the land area used for constructing buildings.
◊ Area coefficient K1: This coefficient indicates the serviceability of the building area. Smaller K1 means higher serviceability.
K1 = |
Working area |
(1) |
Usable area |
NOTE: K1 is usually from 0,4 to 0,6.
◊ Volume coefficient K2: This coefficient indicates the serviceability of the building volume.
K2 = |
Building volume |
(2) |
Working area |
◊ Building density: Net density is the ratio of the land area used for building constructions to the total given area of land (exclusive of the given area of the constructions such as: terrariums, swimming pools, outdoor sports ground (except fixed tennis ground and fixed sports grounds that occupy certain ground areas).
◊ Gross density: Gross density of an urban area is ratio of the given area of the structure to the total land area (the total land area includes the areas of public infrastructures such as roads, areas for growing street trees, open spaces and areas used for building constructions of that land).
◊ Floor area ratio (FAR): The ratio of the building’s total floor area to the area of the plot upon which it is built.
FAR = |
Building’s total floor area |
Area of the plot |
… còn tiếp – đang cập nhật …
GHI CHÚ :
◊ Nguồn: Bộ Xây Dựng moc.gov.org.
MỜI XEM :
◊ Trích Tiêu chuẩn NHÀ Ở CAO TẦNG – TCXDVN 323:2004 (tham khảo) – Phần 1
◊ Trích Tiêu chuẩn NHÀ Ở CAO TẦNG – TCXDVN 323:2004 (tham khảo) – Phần 2
◊ Tiêu chuẩn NHÀ Ở CAO TẦNG sửa đổi bổ sung TCXDVN 323:2004
◊ Trích Tiêu chuẩn CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG – TCXDVN 4319:2012 – Phần 2 (… đang cập nhật…)
BAN BIÊN TẬP 07/2023
hochanhkientruc@gmail.com