Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 1418/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2022 về Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” giả mạo các trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí.
Trong đó, hướng dẫn cách nhận diện “báo hóa” giả mạo các trang thông tin điện tử tổng hợp về hình thức, nội dung như sau :
◊ Về hình thức: Trình bày thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí.
+ Tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí – ví dụ như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily, …
+ Cách trình bày giao diện của trang thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang thông tin điện tử, hay mạng xã hội mà chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn, …
+ Giao diện của Trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống như đặc điểm nhận diện của sản phẩm báo chí (về màu sắc, vị trí tên gọi, …).
+ Bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính trị, xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí, … và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển thị nội dung bài viết, tiêu đề, chú thích ảnh, video-clip, … như một tờ báo điện tử hay trang thông tin điện tử tổng hợp.
+ Giao diện của Trang thông tin điện tử tổng hợp có ghi thông tin: Tòa soạn, Văn phòng đại diện, Ban phóng viên, … như một cơ quan báo chí; mục “Người trách nhiệm nội dung” ghi họ tên kèm thêm từ “nhà báo”, “phóng viên”.
◊ Về nội dung :
+ Tổng hợp tin tức, bài viết từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các thông tin tiêu cực, giật gân, …; tự tổng hợp tin tức từ các cơ quan báo chí thành bài viết và ghi thông tin là Tổng hợp (PV).
+ Mạng xã hội nhưng không có người tương tác, người chia sẻ thông tin; đăng bài viết của thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các bài báo.
Mời xem thêm chi tiết hoặc có thể tải về xem: Quyết định 1418/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2022.
GHI CHÚ :
◊ Nguồn: Công ty Thư viện Pháp Luật.
BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc.art