cong.nghe-ky.thuat-kien.truc-hochanhkientruc.art
Hình 1:  Ngành mới “CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC”.

Ngành mới “Công nghệ Kỹ thuật kiến trúc” ở Việt Nam – Mã Ngành đào tạo & Bằng cấp

      Tại Việt Nam, theo Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học18 thì không có Mã ngành Kỹ thuật Kiến trúc mà chỉ có Mã ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc (7510101); vì vậy tên gọi Ngành Kỹ thuật Kiến trúc ở Việt NamNgành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc.

     Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học Ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc sẽ được cấp Bằng Cử nhân kỹ thuật Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc và sẽ có cơ hội hoàn thành Bằng Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc hoặc Thạc sỹ Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc /Thạc sỹ Quản lý xây dựng /Thạc sĩ Kiến trúc /Thạc sỹ Kỹ thuật xây dựng (Hình 2).


so.do-bang.cap-cong.nghe-ky.thuat-kien.truc-hochanhkientruc.art
Hình 2Sơ đồ cấp Bằng Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sỹ ngành Công nghệ Kỹ thuật kiến trúc.

Chuẩn đầu ra của Ngành Công nghệ Kỹ thuật kiến trúc ở Việt Nam

      Dựa trên yêu cầu Chuẩn đầu ra Ngành Kỹ thuật Kiến trúc của ABET và thực tiễn Ngành Kiến trúc-Xây dựng ở Việt Nam, Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc được trình bày như sau :

1.  Có Khả năng khái quát Quá trình phát triển Ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc;

Hiểu biết bao quát các Yêu cầu và Nguyên tắc làm việc, Quy định của Pháp luật và các Cơ quan hữu quan về hành nghề, trách nhiệm, vai trò xã hội và đạo đức nghề nghiệp cũng như vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong Lĩnh vực xây dựng nói chung và Công nghệ kỹ thuật kiến trúc nói riêng, cũng như các Yêu cầu và Cơ hội công việc nghề nghiệp về Công nghệ kỹ thuật kiến trúc để vận dụng vào các Hoạt động chuyên môn và phát triển nghề nghiệp.

2. Có Khả năng Xác định, Xây dựng Giải quyết

+  có Khả năng xác định, xây dựnggiải quyết các Vấn đề kỹ thuật phức tạp trong Thiết kế, Xây dựngQuản lý công trình bằng cách áp dụng các Nguyên tắc của Kỹ thuật, Khoa học và Tin học;

3.  Có Khả năng Nhận diện và Phân loại

+  có Khả năng nhận diệnphân loại được các tác động của Công nghệ kỹ thuật kiến trúc trong Thiết kế, Xây dựngQuản lý công trình đối với hiệu quả năng lượng, sức khỏe, an toàn, phúc lợi của Người sử dụng, Môi trường sinh thái, từ đó lựa chọn áp dụng Giải pháp phù hợp đáp ứng các Nhu cầu cụ thể có cân nhắc đến Sức khỏe cộng đồng, an toànphúc lợi, cũng như các Yếu tố toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế.

4.  Có Khả năng Phát triển và tiến hành Thử nghiệm

+  có Khả năng phát triểntiến hành thử nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu, và áp dụng đánh giá Công nghệ kỹ thuật kiến trúc để đưa ra kết luận.

5.  Có Khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết.

6.  Có Khả năng nhận thức

+ có Khả năng nhận thức các trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp của Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc trong các tình huống và đưa ra các đánh giá đúng đắn, xem xét tác động của các Giải pháp công nghệ kỹ thuật kiến trúc trong Bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.

7.  Có Khả năng giao tiếp

+  có Khả năng giao tiếp hiệu quả với Cộng đồng cũng như Khả năng hoạt động hiệu quả trong một Nhóm. Biết tạo ra một Môi trường hợp táchòa hợp, cùng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu đề ra.


Vị trí nghề nghiệp

      Với Mục tiêu đào tạo được xác định rõ ràng, sau khi tốt nghiệp, các Cử nhân /Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc có thể đảm nhiệm các vị trí công việc :

1.  Thiết kế kiến trúc Công trình nhỏ và vừa;

2.  Tư vấn và thiết kế bền vững,

+  giúp Công trình đảm bảo hiệu quả năng lượng, Công trình xanh, Kỹ thuật môi trường kiến trúc. Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc có thể đảm nhiệm vị trí Chủ trì thiết kế với các Kiến thức và Kỹ năng nâng cao về hiệu suất tổng thể của công trình, Thiết kế tích hợp, Quản lý kỹ thuật đa ngành và các Phương pháp kỹ thuật số.

3.  Tư vấn thiết kế, Quản lý

Tư vấnthiết kế, Quản lý tại các Đơn vị thiết kế hay thi công công trình xây dựng. Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc có thể đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Dự án (Tổng công trình sư) với vai trò lãnh đạo các Nhóm chuyên môn về Kỹ thuật kiến trúcKỹ thuật xây dựng trong Giai đoạn thiết kế và xây dựng công trình để Dự án được hoàn thành đồng bộ.

4.  Giám sát, Kiểm toán năng lượng Mô phỏng phân tích năng lượng công trình;

5.  Công tác Quản lý Vận hành công trình;

6. Công tác Quản lý, Nghiên cứu và Phát triển

Công tác quản lý, nghiên cứuphát triển (R & D) ở các Tập đoàn xây dựngphát triển bất động sản, Kinh doanh các thiết bị cơ điện công trình;

7.  Công tác Quản lý, Giám sát

Công tác quản lý, giám sát tại các Cơ quan Nhà nước về quản lý kiến trúc, quản lý xây dựng tại Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình của các Cơ quan, Doanh nghiệp;

8.  Công tác Nghiên cứu và Giảng dạy

Công tác nghiên cứugiảng dạy tại các Cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Kỹ thuật kiến trúc và Công trình xây dựng;

Tương tác học tập, nghiên cứu và làm việc với các lĩnh vực khác mang tính liên ngành như Kinh tế, Xây dựng, Vật liệu, Chính sách phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, …


So sánh Kỹ sư kiến trúc & Kiến trrúc sư

      Bài viết áp dụng Phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành để xây dựng Ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc theo Chuẩn quốc tế. Các Phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng như :

+  Tổng hợp,                 +  Phân tích                   +  Hệ thống

nhằm đề xuất Định hướng cho việc xây dựng Ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúcViệt Nam.


Bảng 1:  So sánh Chương trình học
Cử nhân Kỹ thuật Kiến trúc (Architectural Engineering)
với Kiến trúc công trình (Architecture)

KỸ THUẬT KIẾN TRÚC
(Architectural Engineering)
KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
(Architecture)
Đặc điểm chính Đặc điểm chính
+ Thiết kế dựa trên Nền tảng kỹ thuật của Toà nhà;+ Thiết kế dựa trên Nền tảng Sáng tạo nghệ thuật – Nhân văn – Kỹ thuật tổng hợp ;
+ Thiết kế tích hợp Kiến trúc – Kỹ thuật – Môi trường – Công nghệ xây dựng – Công nghệ thông tin;+ Thiết kế tích hợp Công năng – Thẩm mỹ – Kỹ thuật;
+ Sử dụng các Công cụ Mô phỏng, Đánh giá hiệu quả sử dụng Năng lượng, Chất lượng môi trường của công trình;+ Sử dụng các Công cụ Mô phỏng, Thể hiệnĐánh giá hiệu quả Giải pháp thiết kế, Chất lượng Không gianMôi trường của công trình;
+ Tập trung chuyên sâu vào việc Lập Kế hoạch triển khaiquản lý Dự án (Thiết kế, Thi công, Vận hành, Bảo trì, …).+ Tập trung chuyên sâu vào việc Thiết kế Không gian, ứng dụng Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ vào công trình.
Kiến thức nghề nghiệp Kiến thức nghề nghiệp
+ Chuyên sâu về Thiết kế tích hợp thụ động – chủ động, mô phỏng, tạo Bản sao số (Digital twin), Quản lý vận hành công trình theo Công nghệ tiên tiến;+ Chuyên sâu về Tổ chức Không gian kiến trúc;
+ Tổng hợp chuyên sâu về Hệ thống kỹ thuật của Công trình – Kết cấu – Vật liệu – Vật lý kiến trúc – Môi trường;+ Tổng hợp cơ bản về Hệ thống kỹ thuật của Công trình – Kết cấu – Vật liệu – Vật lý kiến trúc – Môi trường;
+ Cơ bản về Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Luật, Vòng đời của công trình, Nghề nghiệp.+ Cơ bản về Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Luật, Vòng đời của công trình, Nghề nghiệp.
Kỹ năng chuyên nghiệp Kỹ năng chuyên nghiệp
+ Thiết kế Công trình vừa, nhỏ;+ Thiết kế Công trình vừa, nhỏ, lớn;
+ Tối ưu hoá Vỏ bao che và Hệ thống kỹ thuật của Công trình+ Ứng dụng Vật liệu, Công nghẹ vào việc thiết kế Vỏ bao che và Hệ thống kỹ thuật của Công trình;
+ Chủ trì, phối hợp thiết kế các Bộ phận kỹ thuật của Công trình;+ Chủ trì, điều phối thiết kế tất cả các Bộ phận liên quan đến Công trình;
+ Quản lý vận hành Toà nhà để đạt Hiệu quả sử dụng năng lượng và an toàn;+ Thiết kế đảm bảo các điều kiện đạt Hiệu quả sử dụng năng lượng, an toàn, thoát người và bền vững;
+ Thành thạo sử dụng các Phần mềm thiết kế, quản lý, vận hành công trình, mô phỏng, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, môi trường của Công trình.+ Thành thạo sử dụng các Phần mềm thiết kế và mô phỏng Kiến trúc, Cảnh quan, Nội thất, Ngoại thất, …
+ Giao tiếp, Ngoại ngữ, Hành nghề.+ Giao tiếp, Ngoại ngữ, Hành nghề.

CHÚ THÍCH :
1Thông tư 24/2017 /BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo về Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học ngày 10/10/2017, bao gồm 23 Đầu số Mã Ngành sau :

714:   Khoa học giáo dục và đào tạo Giáo viên;752:  Kỹ thuật;
721:   Nghệ thuật;754:  Sản xuất và Chế biến;
722:   Nhân văn;758Kiến trúc Xây dựng;
732:  Báo chí và Thông tin;762:  Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;
734:   Kinh doanh và Quản lý;764:  Thú y;
738:   Pháp luật;772:  Sức khoẻ;
742:  Khoa học sự sống;776:  Dịch vụ xã hội;
744:  Khoa học tự nhiên;781:  Du lịch, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân;
746:  Toán và Thống kê;784:  Dịch vu vận tải;
748:  Máy tính và Công nghệ thông tin;785:  Môi trường và Bảo vệ môi trường;
751:  Công nghệ Kỹ thuật;786:  An ninh, Quốc phòng;
 790:  Khác.

còn tiếp – Phần 4

MỜI XEM :  Phần 4:  Kết luận & Kiến nghị.


4 Lĩnh vực rất cần thiết trong Thị trường lao động hiện nay

     Thực tế hiện nay tại Việt Nam, Thị trường lao động là cấp thiết trong 4 Lĩnh vực :

1)  Quản lý kỹ thuật liên ngành trong các Sở, Ban Ngành, các Công ty thiết kế-xây dựng;

2) Quản lý thiết kế và xây dựng các công trình hiện đại với đầy đủ kiến thức về Thiết kế tích hợp kỹ thuật theo Công nghệ hiện đạisố hóa;

3)  Quản lý vận hành Tòa nhà với đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu Quản lý số hóa, hiểu biết về Kỹ thuật và Công nghệ điều khiển Tòa nhà;

4)  Tư vấn thiết kế và Yêu cầu đánh giá hiệu quả năng lượng được sử dụng trong Công trình kiến trúc-xây dựng, Công trình xanh, Công trình bền vững, …


MỜI XEM :
◊  Phần 1:  Số liệu khảo sát Thực tế trong nước & ngoài nước.
◊  Phần 2:  Ngành mới “Công nghệ Kỹ thuật kiến trúc” ở Việt Nam, Mã Ngành đào tạo & Bằng cấp.
◊  Phần 4:  Kết luận & Kiến nghị.

BAN BIÊN TẬP
4/2024
hochanhkientruc@gmail.com