6 Kỹ năng Mềm (Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada /Human resouces and skill Development Cananda)
Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada (Human resouces and skill Development Cananda – HRSĐC) cũng phân loại về Kỹ năng mềm theo hướng liệt kê những Kỹ năng chi tiết :
+ Kỹ năng Giao tiếp (Communication skills);
+ Kỹ năng Giải quyết vấn đề (Problem solving skills);
+ Kỹ năng Tư duy và hành vi tích cực (Positive attidudes and behaviours skills);
+ Kỹ năng Thích ứng (Adaptability skills);
+ Kỹ năng Làm việc với con người (Working with others skills);
+ Kỹ năng Nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills).
8 Kỹ năng mềm hỗ trợ hành nghề, Úc
Tài liệu “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” xuất bản tại Úc với sự tham gia của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho rằng, có 8 Kỹ năng hành nghề như sau :
+ Kỹ năng Giao tiếp (Communication skills);
+ Kỹ năng Làm việc Nhóm (Teamwork skills);
+ Kỹ năng Giải quyết vấn đề (Problem solving skills);
+ Kỹ năng Sáng tạo và mạo hiểm (Initiavive and enterprise skills);
+ Kỹ năng Lập kế hoạch và Tổ chức công việc (Planning and organising skills);
+ Kỹ năng Quản lí bản thân (Self-managerment skills);
+ Kỹ năng Học tập (Learning skills);
+ Kỹ năng về Công nghệ (Technology skills).
10 Kỹ năng mềm quan trọng giúp Thành công
1. Kỹ năng Giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là Kỹ năng cơ bản nhất trong cả cuộc sống và công việc, cần thiết cho mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, bao gồm các mối quan hệ cá nhân, kinh doanh, giáo dục, y tế, …
Dù là bất cứ ai đều cần Kỹ năng giao tiếp để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, tạo ra sự đồng thuận, xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Một người có Kỹ năng giao tiếp tốt thường có khả năng tạo ra sự Ấn tượng tích cực với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác, giúp họ tạo ra các Cơ hội kinh doanh và phát triển sự nghiệp.
2. Khả năng Lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo được hiểu là Khả năng dẫn dắt, tạo động lực và quản lý người khác để đạt được mục tiêu chung. Nó là một trong những Kỹ năng quan trọng nhất trong các Tổ chức /Doanh nghiệp, giúp Quản lý và Điều hành công việc một cách hiệu quả, Xây dựng tinh thần đồng đội và Đưa ra những quyết định đúng đắn.
Khả năng lãnh đạo không chỉ áp dụng cho các Nhà lãnh đạo /quản lý, mà còn cần thiết cho tất cả mọi người để lãnh đạo bản thân, giúp mỗi cá nhân trở nên tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề và đưa ra những quyết định đúng đắn.
3. Kỹ năng Giải quyết vấn đề
Kỹ năng Giải quyết vấn đề là Khả năng đưa ra các Giải pháp hiệu quả để Xử lý vấn đề phát sinh trong Cuộc sống /Công việc. Trên thực tế, mỗi người đều phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, từ những vấn đề nhỏ nhặt đến vấn đề lớn. Sở hữu Kỹ năng Giải quyết vấn đề xuất sắc sẽ giúp mỗi người tìm ra những Giải pháp tốt nhất để Ứng phó linh hoạt, kịp thời, nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống.
4. Kỹ năng Lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe giúp hiểu rõ và tường minh về thông điệp mà người khác muốn truyền đạt. Bằng cách lắng nghe tập trung, ta có thể nhận biết được Thông tin quan trọng, Ý định và Cảm xúc mà người khác muốn chia sẻ. Từ đó Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn, tạo ra một Môi trường tương tác tích cực, tăng hiệu suất làm việc nhờ hiểu chính xác những yêu cầu, kỳ vọng của đối phương. Bằng cách lắng nghe, chúng ta có thể tiếp thu Kiến thức mới và học hỏi từ người khác. Điều này giúp mỗi người phát triển kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết và trở thành Người có ý thức học tập suốt đời.
5. Kỹ năng Quan sát
Kỹ năng Quan sát là Khả năng chú ý đến các chi tiết, tổng quan và hiểu rõ những gì đang xảy ra xung quanh. Trong cuộc sống, Kỹ năng Quan sát giúp mọi người nhận ra những thay đổi trong môi trường xung quanh, nhận biết các Tình huống nguy hiểm, dự đoán hành động của người khác và đưa ra các quyết định hợp lý. Trong công việc, Kỹ năng Quan sát giúp mọi người có thể nhận biết và phát hiện các Vấn đề, lỗi sai, cải thiện quy trình công việc. Ngoài ra, Kỹ năng Quan sát cũng giúp mọi người hiểu rõ hơn về Nhu cầu của khách hàng, tìm ra các Cơ hội kinh doanh mới, từ đó phát triển Sản phẩm /Dịch vụ của mình tốt hơn.
6. Kỹ năng Teamwork
Kỹ năng Teamwork tạo điều kiện cho sự hợp tác, tin tưởng và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các Thành viên trong Nhóm. Khi tạo ra một môi trường làm việc tích cực sẽ giúp nâng cao tinh thần làm việc, tạo ra sự thoải mái và khích lệ sự phát triển cá nhân của mỗi thành viên. Bên cạnh đó, Kỹ năng teamwork còn giúp mọi người đồng lòng, tìm kiếm giải pháp tốt nhất, chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Kỹ năng Làm việc nhóm cũng giúp mỗi cá nhân có cơ hội để phát triển bản thân; bằng cách học hỏi, giao tiếp và chia sẻ Ý kiến với nhau, mỗi người có thể nâng cao Khả năng giao tiếp, lãnh đạo, giải quyết xung đột và làm việc trong môi trường đa dạng.
7. Kỹ năng Tư duy phản biện
Kỹ năng Tư duy phản biện là Kỹ năng mềm giúp mỗi cá nhân biết cách phân tích và đánh giá thông tin một cách logic, khách quan. Thay vì chấp nhận những Thông tin có sẵn, Tư duy phản biện giúp xem xét Vấn đề từ nhiều góc độ và đưa ra nhận định khách quan hơn, từ đó giải quyết vấn đề hiệu quả. Kỹ năng Tư duy phản biện giúp mỗi cá nhân trở thành một Người tự chủ, độc lập trong suy nghĩ và quyết định, không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi Ý kiến của người khác, đồng thời có Khả năng phân tích và Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra Giải pháp để phát triển bản thân.
8. Kỹ năng Quản lý thời gian
Kỹ năng Quản lý thời gian giúp mỗi cá nhân biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian và cân bằng cho các hoạt động trong ngày, như thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời gian chăm sóc gia đình, thời gian giải trí, … nhờ đó có thể giảm stress và tăng cường hiệu quả trong công việc, cuộc sống. Kỹ năng Quản lý thời gian cũng giúp mỗi người Tổ chức công việc một cách linh hoạt, Khả năng điều chỉnh lịch trình, Ưu tiên công việc khẩn cấp và thay đổi theo tình hình hiện tại, giúp thích ứng tốt hơn với các tác động khách quan và tạo sự linh hoạt trong quá trình làm việc.
9. Kỹ năng Lập kế hoạch
Kỹ năng Lập kế hoạch giúp chúng ta chuẩn bị trước và định hướng cho các hoạt động tiếp theo trong cả công việc lẫn cuộc sống. Đây là Kỹ năng mềm được nhiều Nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các Ứng viên. Kỹ năng Lập kế hoạch giúp chúng ta Tổ chức công việc một cách có hệ thống, bằng cách xác định mục tiêu, sắp xếp hàng ngày, tuần hoặc tháng và phân chia công việc thành các giai đoạn cụ thể, chúng ta có thể quản lý thời gian, nguồn lực và công việc một cách khoa học. Kỹ năng Lập kế hoạch đặc biệt còn giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng bằng cách tránh lãng phí vào những việc không cần thiết, rèn luyện sự kỷ luật của bản thân, đồng thời linh hoạt trong việc thích ứng với thay đổi và tình huống bất ngờ.
10. Kỹ năng Quản lý cảm xúc
Kỹ năng Quản lý cảm xúc cực kỳ cần thiết trong việc Kiểm soát stress, căng thẳng trong công việc và những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống, bằng cách nhận biết, thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc của mình, mỗi người có thể xử lý tình huống khó khăn một cách bình tĩnh và tỉnh táo. Kiểm soát cảm xúc giúp tạo ra một Môi trường làm việc tích cực, tránh những Phản ứng xúc động, nóng giận, không kiềm chế được mà gây ra những Hành động tiêu cực, tạo ra hình ảnh xấu trong mắt người khác.
13 Kỹ năng mềm (Bộ Lao động Hoa Kỳ /The US Department of Labour) & Hiệp hội Đào tào và phát triển Hoa Kỳ (The American society of Training and Development).
Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ (The US Department of Labour) cùng với Hiệp hội Đào tào và Phát triển Hoa Kỳ (The American society of Training and Development) đã nghiên cứu và đưa ra 13 Kỹ năng để thành công trong công việc và những Kỹ năng mềm đóng vai trò trung tâm :
+ Kỹ năng Học và Tự học (Learning to learn);
+ Kỹ năng Lắng nghe (Listening skills);
+ Kỹ năng Thuyết trình (Oral communication skills);
+ Kỹ năng Giải quyết vấn đề (Problem solving skills);
+ Kỹ năng Tư duy sáng tạo (Creative thinking skills);
+ Kỹ năng Quản lí bản thân và tinh thần tự tôn (Self-esteem skills);
+ Kỹ năng Xác lập mục tiêu /Tạo động lực làm việc (Golf setting/Motivation skills);
+ Kỹ năng Phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills);
+ Kỹ năng Giao tiếp và Tạo lập mối quan hệ (Interpersonal skills);
+ Kỹ năng Làm việc nhóm (Teamwork skills);
+ Kỹ năng Thương lượng (Negotiation skills);
+ Kỹ năng Tổ chức công việc hiệu quả (Organization effectiveness skills);
+ Kỹ năng Lãnh đạo (Leadership skills).
Kết Luận
Nhìn chung, trên đây là các hướng phân loại Kỹ năng mềm theo một số lượng nhất định có thể gia giảm theo từng nghề nghiệp và công việc khác nhau, nhưng rõ ràng, trong những kỹ năng đã nêu có những kỹ năng trở thành Kỹ năng nghề nghiệp của một số ngành nghề nhất định.
Cùng tìm hiểu Mối quan hệ giữa Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm – Kỹ năng sống và Kỹ năng mềm là hai Thuật ngữ đều được quan tâm khá nhiều trong Giáo dục nói riêng và Xã hội nói chung. Thực trạng hiện nay cho thấy, khi đề cập đến một vấn đề mà Cá nhân không thích ứng hay giải quyết trong Cuộc sống thì được đánh giá theo khía cạnh “thiếu Kỹ năng sống”. Mặt khác, khi Cá nhân không xin được việc làm, gặp thất bại trong Công việc thì Xã hội thường gán là “thiếu Kỹ năng mềm”.
GHI CHÚ :
◊ Nguồn: Ý tưởng Việt.
◊ Hình ảnh và Tiêu đề do Ban Biên Tập thực hiện.
MỜI XEM :
◊ Kỹ năng Quản lý Thời gian.
BAN BIÊN TẬP
07 /2024