Năm 1870 – tức 11 năm sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Thành Gia Định – Sài Gòn vào năm 1859. Đô thị Sài Gòn đã được phát triển mạnh trên nền tảng đô thị 5km2 đã được hình thành từ năm 1772 khi Võ tướng Đốc chiến NGUYỄN CỬU ĐÀM chỉ huy xây dựng Bán bích Cổ luỹ (Luỹ bán bích) dài hơn 8,5km1 để bảo vệ đô thị 30.000 dân2, ngăn chống giặc Xiêm ngoại xâm.

    Tư liệu bản đồ Sài Gòn 1870 giúp chúng ta nhận biết nhiều về một số yếu tố quan trọng của đô thị Sài Gòn xưa.

Bàn đồ Sài Gòn năm 1870 (nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp -gallica.bnf)
Ghi chú: Hướng Bắc nằm ngang hướng về bên phải

Khu vực bờ sông Sài Gòn & các kênh, rạch

◊  Sông Sài Gòn – trên bản đồ ghi là sông Đồng Nai (Donnaï Rivière); Rạch Bến Nghé (Arroyo Chinoise); Rạch Thị Nghè (Arroyo de l’ Avalanche); đô thị Sài Gòn nằm ở mạn Bắc của sông Sài Gòn và nằm kẹp giữa hai con rạch – Bến Nghé Thị Nghè. Giao thông thuỷ là chủ yếu và được hoàn thiện bởi 5 tuyến kênh kẹp dọc các cặp đại lộ chính ở khu trung tâm.

◊  KênhĐại lộ đôi Olivier & Pellerin (nay là đường Hàm Nghi) nối dẫn vào khu hàng quán – khu vực chợ Bến Thành về sau;

◊  KênhĐại lộ đôi Charner & Rigault de Genouilly (nay là đường Nguyễn Huệ) dẫn thẳng vào khu Kho tàng (Trésor) và Sở Nội chính (Direction de l’Interieur) khu vực Tòa Đô chính về sau.

   Chợ Cũ Sài Gòn nằm ở đoạn giữa chiều dài của con kênh này. Bến Napoléon (hay Bến Ngự) ở mé sông Sài Gòn và đầu kênh Charner – Genouilly;

◊  KênhĐại lộ đôi Bonard (nay là đường Lê Lợi) kết nối thẳng góc hai kênh trên và kéo dài thẳng vào Khu xưởng tàu (Constructions Navales) – Khu Ba Son về sau – và nối ra rạch Thị Nghè.

◊  Bến tàu Messageries ImpérialsToà nhà trụ sở M.I. (nay là Bến Nhà Rồng) nằm ở mé sông Sài Gòn và đầu rạch Arroyo Chinoise (nay là rạch Tàu Hủ).

   Dọc theo con rạch này có 3 ~ 4 con kênh kéo thẳng vào khu trung tâm thành phố.

Khu vực trung tâm

Quảng trường trung tâm (Place Central) được giới hạn bởi các con đường   Gouverneur (Công xã Paris ngày nay), Catinat (đường Đồng Khởi ngày nay), Taberd (đường  Nguyễn Du ngày nay), No 25, Impérial (đường Hai Bà Trưng ngày nay).

   Khu vực quảng trường có các công trình quan trọng như Nhà thờ (Cathédrale) lúc ấy chưa có Nhà thờ Đức Bà vì 6 năm sau tức vào năm 1876 mới khởi công xây dựng, Kho báu (Trésor), các dinh thự cấp cao (Chef du service administrative, Colonel d’Impérial, Chef d’État major, Commandeur au Troupes, Gouvernement Évecho), Nhà điện tín (Télégraphe) lúc này chưa có Bưu điện lớn vì mãi đến năm 1886 mới xây dựng, …;

◊  Công viên vườn (Parc) cách Quảng trường trung tâm một ô phố tức khoảng 200 ~ 300m và được giới hạn bởi các con đường – Taberd (đường Nguyễn Du ngày nay), Impépatrice (đường Nam kỳ Khởi nghĩa ngày nay), Chasseloup Laubat (đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay), …; và lúc này chưa có công trình nào được xây dựng trong công viên vườn này; và ở phía sau liền kề với khu vườn có nhiều trang trại tân tiến (Ferme modèle) được xây dựng.

Khu vực Thành Phụng

◊  Sau 11 năm bị người Pháp đánh chiếm, Thành Phụng vẫn còn nguyên vẹn song đã bị bỏ hoang, và chưa có công trình nào được xây dựng ở trong tòa thành. Tuy nhiên trục hướng của các khối tường thành đã xác định hướng phát triển cho các trục đường của đô thị Sài Gòn năm 1870 và mãi về sau.

◊  Trục đường Chasseloup Laubat (đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) đã được lấy làm trục Tây Nam, kết nối Công viên vườn lớn với Thành cổ Gia Định Thành Phụng vua MINH MẠNG đã ra lệnh xây dựng năm 1836.

   Trục Đông Nam của Thành Phụng là đường số 4 (Rue No 4 – đường Tôn Đức Thắng – Đinh Tiên Hoàng ngày nay) kết nối đến khu vực xưởng tàu (Xưởng Ba Son ngày nay).

   Trục Đông Bắc mở ra bờ rạch Arroyo de l’Avalanche (tức rạch Thị Nghè).

   Trục Tây Bắc hướng về Thủ Đức, Biên Hoà.

Kiến Cận
10/2019

CHÚ THÍCH:
1Chuyện về Luỹ Bán bích và người đầu tiên quy hoạch Sài Gòn vnexpress.net.
2Quy hoạch Sài Gòn 1772 vượt xa tầm nhìn người Pháp 1865 tuoitre.vn.

GHI CHÚ:
◊  Chữ màu xám trên bản đồ do tác giả dựa theo nguồn bản đồ gốc và ghi lại cho rõ.
◊  Nguồn hình minh họa ở đầu bài:  … đang cập nhật…

MỜI XEM:
◊  SÀI GÒN xưa qua Bản đồ năm 1815.