Công nghệ 4.0 & Những Thành tựu đáng kể đã tác động đến việc Thiết kế kiến trúc và nội thất
Sự phát triển của Khoa học công nghệ, đặc biệt là Trí tuệ nhân tạo1 (Artificial Intelligence – AI) được kỳ vọng sẽ nhanh chóng cách mạng hóa lĩnh vực thiết kế – hiện nay và cả tương lai – tất nhiên trong đó có Ngành thiết kế kiến trúc và nội thất.
Các Phần mềm hỗ trợ Diễn họa ý tưởng bằng hình ảnh là những công cụ đầu tiên mà Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng. Gần đây, Trí tuệ nhân tạo được phát triển – đặc biệt là Công nghệ Học sâu2 (Deep learning) – đã được áp dụng vào trong tất cả các công đoạn thiết kế-xây dựng (từ lên ý tưởng, triển khai kĩ thuật, dự toán, xây dựng, quản lý và bảo trì công trình/sản phẩm) chứ không chỉ với vai trò diễn họa. Việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi mọi khía cạnh của Lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất (bao gồm vai trò của Nhà thầu, Nhà thiết kế, Kỹ sư triển khai kỹ thuật thi công, …) – thậm chí cả Hệ sinh thái 3 của Ngành xây dựng.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 4 (Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4) thường được nêu ra để miêu tả Sự phát triển của Công nghệ số, Thông tin và Trí tuệ nhân tạo, cùng với Sự kết nối toàn cầu và Sự tích hợp giữa các Hệ thống thông tin (Internet of Things – IoT). Các Công nghệ số mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things5 (IoT), Máy học6 (Machine learning – ML), Chuỗi-Khối dữ liệu7 (Blockchain), Thực tế ảo tăng cường8 (Augmented Reality – AR), Trực tuyến (Internet), … sẽ đem lại nhiều Cơ hội triển vọng mới, đồng thời! cũng đặt ra nhiều thách thức cần được giải quyết.
Sự ảnh hưởng của Công nghệ 3.0 trước đây
Trước khi xuất hiện Máy tính, các Kiến trúc sư (KTS) thường phải vẽ bằng tay các Bản vẽ, cũng như phải tính toán thủ công khi thiết kế các công trình kiến trúc. Điều này đã tốn khá nhiều thời gian, công sức và có thể dẫn đến những sai sót, không đồng bộ. Với sự xuất hiện của Máy tính, các KTS đã có thể sử dụng các Phần mềm thiết kế để tạo ra các Bản vẽ kỹ thuật, Mô hình 3D, … một cách nhanh chóng và hiệu quả; mặt khác, các KTS cũng có thể đánh giá được các khía cạnh khác nhau của công trình kiến trúc một cách trực quan và chính xác, từ đó mà đưa ra được những quyết định thiết kế phù hợp hơn.
Ví dụ như Công cụ CAD (Computer-Aided Design) đã được phát triển trong những năm 1960-1970, cho phép các KTS và Nhà thiết kế (NTK) sử dụng Máy tính để thực hiện các Bản vẽ kỹ thuật. Các Công nghệ mới như Thực tế ảo VR (Virtual Reality), Thực tế tăng cường AR (Augmented Reality) đã được sử dụng, giúp cho Khách hàng và Nhà đầu tư có thể xem trước các thiết kế trong không gian 3D trước khi xây dựng.
Mặt khác, Công nghệ máy tính cũng đã tạo ra những cách tiếp cận mới trong việc thiết kế kiến trúc – chẳng hạn như sử dụng các thuật toán tối ưu hóa để tìm kiếm những giải pháp thiết kế tối ưu trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Những ‘cánh cửa mới’ đã được mở ra trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc; đồng thời, các KTS còn được cung cấp những công cụ thật mạnh mẽ để thực hiện công việc của mình.
Công nghệ 4.0 ảnh hưởng đến Lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất
Trí tuệ nhân tạo – hiện tại và tương lai – đã và sẽ có thể thay thế phần lớn các họat động trong quá trình thiết kế, cũng như thâm nhập vào mọi nhiệm vụ của việc thiết kế (từ thiết kế tới thi công, quản lý, vận hành và bảo trì công trình, …).
Phần mềm AIHOUSE – Công nghệ cách mạng trong Thiết kế nội thất
Chuỗi giải pháp công nghệ AIO (All in one) với Phần mềm Aihouse9 – một Phần mềm thiết kế VR có thể được xem như là một Công nghệ cách mạng trong thiết kế nội thất. Aihouse là một Nền tảng hoàn thiện chuẩn BIM 10 (Building Information Modeling). Với Aihouse, các Công đoạn thiết kế (từ việc thiết kế cho đến việc xuất bản vẽ CAD kĩ thuật cho thi công, xuất khối lượng nguyên vật liệu, liệt kê nguồn gốc thương hiệu sản phẩm nội thất, …) được truy xuất khá chính xác, nhanh chóng. Điểm ấn tượng nhất của Aihouse bắt đầu từ Khả năng ứng dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) vào khâu thiết kế dựa trên Công nghệ Icloud 11 (Điện toán đám mây). Với ‘công nghệ kéo thả’ vượt trội cùng với Kho thư viện 3D model sẵn có (lên đến 40 triệu sản phẩm và luôn được phát triển hàng ngày bởi Công nghệ Big Data12), Aihouse giúp cho các KTS, NTK ngành kiến trúc-nội thất có thể thiết kế nhanh gấp hàng chục lần so với các phần mềm truyền thống.
Phần mềm MIDJOURNEY
Sự ra đời của Ứng dụng Midjourney13 đã có thể giúp các NTK dựa trên các Ý tưởng thiết kế mà tiến hành những Câu lệnh gợi ý để có các kết quả thiết kế cụ thể nhanh nhất (tính theo phút, giây). Kết quả mà AI thực hiện được không chỉ là 1-2 ý tưởng mà là hàng chục, thậm chí là hàng trăm ý tưởng cho một yêu cầu được đề ra. Việc các NTK phải làm là lựa chọn Ý tưởng mà mình cho là “đẹp” nhất hay Khách hàng “ưng ý” nhất.
Công cụ Chat GPT (Chat Generative Pre-trained Transformer)
Sự ra đời của Trí tuệ nhân tạo cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến Phương pháp làm việc của các KTS và NTK, cũng như việc học tập của SV ngành kiến trúc, nội thất. Cụ thể, các Công cụ và Ứng dụng dựa trên Trí tuệ nhân tạo (như Phân tích dữ liệu, Mô hình hóa 3D, Thiết kế tự động, Chia sẻ dữ liệu trực tuyến, …) đã tác động khiến thay đổi cách mà các KTS, NTK làm việc, và SV học tập, tiếp cận kiến thức trong ngành. SV ngành kiến trúc-nội thất có thể sử dụng Trí tuệ nhân tạo để Phân tích dữ liệu (ví dụ về các đặc tính của các vật liệu xây dựng), Lên ý tưởng, Triển khai ý tưởng, kKiểm tra tính khả thi của các giải pháp thiết kế kiến trúc-nội thất, …. Các Công cụ trí tuệ nhân tạo cũng có thể giúp KTS, NTK, SV nhanh chóng tạo ra các Bản vẽ và Mô hình 3D phức tạp, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài ra, các Ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng giúp KTS, NTK, SV tiếp cận Kiến thức từ các nguồn đa dạng hơn.
Ví dụ như Công cụ Chat GPT14 (Chat Generative Pre-trained Transformer) là một Công nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng để tạo ra Văn bản tự động bằng cách phân tích và tổng hợp thông tin từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Chat GPT có thể được sử dụng để hỗ trợ công việc, học tập của KTS, NTK, SV ngành kiến trúc bằng các cách – có thể như như sau :
+ Cung cấp thông tin chuyên ngành: Công cụ Chat GPT có thể được sử dụng để tạo ra các tài liệu nghiên cứu và học tập, giúp nhanh chóng tìm hiểu về các khái niệm, tiêu chuẩn, thuật ngữ chuyên ngành, …;
+ Giúp trả lời các câu hỏi liên quan đến ngành: các KTS, NTK, SV có thể đặt các câu hỏi và nhận được những câu trả lời liên quan đến các vấn đề trong lĩnh vực ngành, giúp họ hiểu rõ hơn về các khái niệm, định chuẩn, kỹ thuật chuyên ngành, …;
+ Hỗ trợ quá trình nghiên cứu và viết luận văn: Công cụ Chat GPT có thể được sử dụng để tìm kiếm Thông tin và Tài liệu (liên quan đến đề tài nghiên cứu, đề tài luận văn, …), giúp họ tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác trong quá trình tìm kiếm;
+ Tạo ra các kịch bản và mô phỏng: Công cụ Chat GPT cũng có thể được sử dụng để tạo ra các Kịch bản và Mô phỏng về các Giải pháp thiết kế, giúp KTS, NTK, SV hiểu rõ hơn về các kỹ thuật, quy trình, sự vận hành, … trong thiết kế.
Tuy nhiên! việc sử dụng Công cụ Chat GPT cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của Thông tin được tạo ra. Nó không thể thay thế hoàn toàn cho việc nghiên cứu trực tiếp từ các nguồn tài liệu chuyên ngành chính thống.
Với việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo đạt hiệu quả cao trong làm việc và học tập, các KTS, NTK, SV cần trau dồi thêm Kỹ năng cơ bản về Lập trình và Phân tích dữ liệu. Do đó, các Viện nghiên cứu, Trường đại học, Công ty, … cần tăng cường nghiên cứu và đào tạo các kỹ năng để giúp các KTS, NTK, SV có khả năng làm việc tối ưu trong một Thế giới công nghệ ngày càng phát triển.
Con người & Máy tính
Điểm mạnh của Con người và Trí tuệ nhân tạo là khác nhau. Con người có ý thức chung bao quát, có thể giải quyết các tình huống khó xử – nhất là khi có các yếu tố đạo đức hay cần một sự đồng cảm, trí tưởng tượng, khả năng trừu tượng. Mặt khác, điểm nổi bật của Trí tuệ nhân tạo là khả năng Xử lý ngôn ngữ, Nhận dạng mẫu, Phân loại kiến thức, Học máy, … mà không bị ràng buộc bởi các định kiến, thành kiến, … Những gì mà Máy tính làm tốt nhất là học và ghi nhớ kiến thức. Trí tuệ nhân tạo học nhanh hơn Con người rất nhiều, có thể ghi nhớ vô hạn và không bao giờ quên những gì đã học một lần. Mối quan hệ giữa Trí tuệ nhân tạo và Con người không phải là sự cạnh tranh mà là sự hỗ trợ. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong những công việc mang tính hệ thống, lặp đi lặp lại sẽ giúp giảm gánh nặng, giảm thời gian lao động cho KTS, NTK nhằm để họ có thể tập trung hơn trong việc nghiên cứu, sáng tạo, giao tiếp, đồng cảm với khách hàng, và để từ đó có thể tiếp tục dạy lại cho Máy tính hoặc để đưa ra những quyết định cuối cùng tối ưu.
Máy tính & Nền giáo dục 4.0
Đối với Lĩnh vực đào tạo, Công nghệ máy tính cung cấp cho sinh viên (SV) các khóa học trực tuyến, giúp họ tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng, linh họat. Đồng thời, các khóa học này còn giúp cho SV tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và đáp ứng được nhu cầu học tập của họ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Giáo dục 4.0 tại các Trường cao đẳng, đại học không còn quá cứng nhắc và bó buộc như trước kia; Môi trường học tập sẽ ứng dụng nhiều thiết bị công nghệ, nhiều trang bị kỹ thuật nhằm giúp SV được trải nghiệm, thực hành, tiếp cận nhiều hơn. Học tập trong Nền giáo dục 4.0 sẽ không chỉ là các buổi học trên lớp, phòng thí nghiệm mà còn rộng hơn thế nữa; SV sẽ được tham gia vào những phòng, ban, các bộ phận hoạt động của doanh nghiệp, … để có thể trau dồi, rèn luyện thêm những kiến thực thực tiễn. Nhờ đó, sau khi tốt nghiệp, SV sẽ có ‘tay nghề’, kinh nghiệm và khả năng thích ứng cao.
Yêu cầu về Kỹ năng của SV ngành kiến trúc và nội thất trong Bối cảnh của Cuộc cách mạng 4.0
Từ những phân tích đã nêu trên về sự thay đổi của các yêu cầu về kỹ năng trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất, có thể đề xuất một số việc điều chỉnh cho Mục tiêu đào tạo về Kỹ năng cho SV ngành thiết kế kiến trúc-nội thất, như sau :
+ Tăng cường Khả năng thích ứng của SV (sau khi tốt nghiệp) đối với sự biến động không ngừng của thị trường lao động;
+ Tập trung vào những Kỹ năng không thể thay thế bằng máy móc, từ đó tiến đến ‘làm chủ’ khoa học công nghệ để đạt được hiệu quả tối ưu trong công việc;
+ Phân hóa chuẩn “Đầu ra” của các kỹ năng theo năng lực cá nhân và định hướng vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; tập trung vào việc phát triển các kỹ năng trọng tâm phù hợp với các vị trí công việc đó;
Căn cứ vào những Dự báo về sự thay đổi nhu cầu lao động trong xã hội, tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một số điều chỉnh trong Chuẩn đầu ra của Hệ thống đồ án thuộc Môn học thiết kế nội thất, như sau :
+ Bổ sung thêm các triển vọng việc làm của SV ngành thiết kế nội thất sau khi tốt nghiệp (trong Bối cảnh của Cuộc cách mạng 4.0) như: Quản lý dự án, Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thiết kế (R&D), Phân tích dữ liệu, Đào tạo AI, Đào tạo chuyên viên kinh doanh/marketing và chuyên viên đào tạo AI/phát triển công cụ, phần mềm, …;
+ Thay đổi Mức yêu cầu về Kỹ năng của các KTS, Nhà thiết kế trong tương lai: có thể nêu ra như: các kỹ năng cần tập trung phát triển để tăng cường lợi thế cạnh tranh (Khả năng sáng tạo, Năng lực thấu cảm, Kỹ năng phản biện, Kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng giải quyết vấn đề, …), các kỹ năng có thể suy giảm hoặc phân hóa mạnh (Kỹ năng diễn họa, Kỹ năng triển khai kỹ thuật, …), một số Kỹ năng mới được hình thành (Khả năng sử dụng và cập nhật công nghệ, Kỹ năng phân tích dữ liệu, …);
+ SV không chỉ phải trang bị những Nhóm kỹ năng của một chuyên viên chuyên ngành (các kiến thức về kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, vật liệu) mà còn phải có Kiến thức liên ngành, Kỹ năng quản lý dự án, … Ngoài ra, cũng cần thiết bổ sung những kiến thức khác như: Kiến thức về Tâm lý học và hành vi (để thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của Khách hàng), Kiến thức về Quản lý dự án và tài chính (để có thể quản lý chi phí dự án, lập kế họach tài chính, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, tối ưu hóa phương án thiết kế nhằm đảm bảo yêu cầu thực tế trong thiết kế), Kiến thức về Pháp luật và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định, … (để đảm bảo các Dự án thiết kế của mình tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý), …
(còn tiếp) …
CHÚ GIẢI :
1: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI): Trong Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial intelligence), hay Trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với Trí thông minh tự nhiên của con người. Thuật ngữ “Trí tuệ nhân tạo” thường được sử dụng để mô tả các máy chủ (hoặc máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng “nhận thức” mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như học tập, phân tích, giải quyết vấn đề, …
Công việc đầu tiên được công nhận là Trí tuệ nhân tạo – đó là “Tế bào thần kinh nhân tạo” do MC CULLOUCH và PITTS đề xuất vào năm 1950. Môn học Trí tuệ nhân tạo được thành lập vào năm 1956. “Công dân Robot” đầu tiên là Sophia được tạo ra (2015-2021) bởi Hanson Robotics; Sophia có khả năng nhận dạng khuôn mặt, giao tiếp bằng lời nói và biểu hiện trên khuôn mặt. Và gần đây nhất (năm 2021), ELIJAH KAMSKI – CEO Cyberlife – đã cho ra đời Người máy android Chloe RT600 rất giống với Con người.
MỜI XEM : TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (Artificial Intelligence – AI)
2: Công nghệ Học sâu (Deep Learning) là một phương thức trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), được sử dụng để dạy máy tính xử lý dữ liệu theo cách được lấy cảm hứng từ bộ não của con người. Mô hình Học sâu có thể nhận diện nhiều hình mẫu phức tạp – từ trong hình ảnh, văn bản, âm thanh và các dữ liệu khác – để tạo ra thông tin chuyên sâu và dự đoán chính xác. Qua đó, ta có thể sử dụng các phương pháp Học sâu để tự động hóa các tác vụ thường đòi hỏi trí tuệ của con người.
MỜI XEM : CÔNG NGHỆ HỌC SÂU (Deep Learning)
3: Hệ sinh thái (Ecosystem) là một khái niệm trong Sinh thái học, đề cập đến Hệ thống phức tạp của các sinh vật sống và môi trường sống của chúng, bao gồm tất cả các Sự tương tác giữa các loài sống với môi trường xung quanh. Hệ sinh thái bao gồm cả các yếu tố sinh sống và phi sinh sống (như thực phẩm, nước, không khí, đất, ánh nắng mặt trời và nhiều yếu tố khác).
MỜI XEM : HỆ SINH THÁI (Ecosystem)
4: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (Industrial Revolution 4.0) là một Khái niệm thường được sử dụng để mô tả Sự chuyển đổi toàn diện và đột phá trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ. Nó đại diện cho một Sự kết hợp của các công nghệ số hóa, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, big data, máy học và nhiều công nghệ mới khác nhau. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bắt đầu được đề cập và thảo luận rộng rãi vào cuối thập kỷ 2010, nhưng không có ngày cụ thể hoặc sự kiện cụ thể. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có tiềm năng thay đổi cách chúng ta làm việc, sản xuất và tương tác trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống…
MỜI XEM : CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 (Industrial Revolution 4.0)
5: Kết nối Vạn vật Số hoá (Internet of Things – IoT), hay còn gọi là Mạng lưới các vật kết nối, là một Khái niệm trong Công nghệ – đề cập đến việc kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị và đối tượng thông qua Internet. Mục tiêu của IoT là biến mọi thứ xung quanh chúng ta thành “vật kết nối,” từ các thiết bị điện tử thông minh đến đối tượng hàng ngày như đèn, tủ lạnh, xe hơi, thiết bị y tế và nhiều thứ khác. IoT cho phép các thiết bị này giao tiếp và trao đổi dữ liệu mà không cần sự can thiệp của Con người.
MỜI XEM : Kết nối VẠN VẬT SỐ HOÁ (Internet of Things)
6: Máy học (Machine Learning) là một phần của Trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung vào việc phát triển các Thuật toán và Mô hình máy tính có khả năng học và tự điều chỉnh dựa trên Dữ liệu. Mục tiêu của Máy học là cho phép máy tính tự động học hỏi từ Dữ liệu mà không cần phải được lập trình cụ thể.
MỜI XEM : MÁY HỌC (Machine Learning)
7: Chuỗi-Khối dữ liệu (Blockchain) là một Công nghệ lưu trữ và quản lý dữ liệu dưới dạng một Chuỗi liên kết các khối thông tin. Mỗi Khối trong Chuỗi chứahttps://hochanhkientruc.art/may-hoc-machine-learning/ một tập hợp các giao dịch hoặc thông tin và được liên kết với các Khối trước đó thông qua Mã hash (Mã băm). Các giao dịch hoặc thông tin trong mỗi Khối được xác thực và bảo mật bằng mã hóa.
MỜI XEM : CHUỖI KHỐI DỮ LIỆU (Blockchain)
8: Thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR) là một Công nghệ kết hợp Thế giới thực và Thế giới ảo để tạo ra một trải nghiệm mới và bổ sung Thông tin ảo vào Môi trường thực tế. AR cho phép Người sử dụng thấy và tương tác với Thế giới thực mà xung quanh họ được bổ sung bởi các Đối tượng hoặc Thông tin ảo mà Máy tính hoặc Thiết bị thông minh cung cấp.
MỜI XEM : THỰC TẾ ẢO TĂNG CƯỜNG (Augmented Reality – AR)
9: Aihouse là Phần mềm AI được phát triển bởi Tập đoàn công nghệ 3Dvja và Autodesk. Aihouse là một nền tảng hoàn thiện theo chuẩn BIM (Building Information Modeling) hiện nay và có năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI dựa trên Công nghệ Icloud (Điện toán đám mây) với thủ thuật “kéo thả” cùng Kho thư viện 3D model sẵn có (lên đến 40 triệu sản phẩm được phát triển hàng ngày bởi Công nghệ Big Data). Aihouse tích hợp sẳn tính năng Vray chuẩn cho vật liệu và xử lí ánh sáng hoàn toàn tự động. Tốc độ chiết xuất “ảnh render” chỉ với 10–15 giây với chất lượng tối đa – 8K – và cho phép lưu với nhiều định dạng ảnh tĩnh có kết nói link để xem Thực tế ảo VR720 tạo nên trải nghiệm online khá ấn tượng.
MỜI XEM : AIHOUSE – Phần mềm thiết kế kiến trúc-nội thất thông minh
10: BIM (Building Information Modeling) là một Quy trình và Công nghệ sử dụng để tạo, quản lý, chia sẻ Thông tin về một công trình xây dựng trong suốt quá trình của nó, từ thiết kế ban đầu đến xây dựng và quản lý sau xây dựng. BIM là một Hệ thống dựa trên Mô hình 3D cho phép tất cả các Bên liên quan đến Dự án xây dựng (Kiến trúc sư, Kỹ sư, Nhà thầu, Quản lý dự án, vv.) làm việc với cùng một dữ liệu, bao gồm những Thông tin về hình dáng hình dạng, chất liệu, và tính năng kỹ thuật của công trình.
MỜI XEM : BIM (Building Information Modeling)
11: Công nghệ Điện toán đám mây (Icloud) là một Dịch vụ lưu trữ đám mây của Apple, được giới thiệu lần đầu vào năm 2011. iCloud cho phép Người sử dụng lưu trữ và đồng bộ hóa Dữ liệu trên nhiều Thiết bị Apple khác nhau, bao gồm iPhone, iPad, Mac, và các thiết bị khác.
MỜI XEM : CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (Icloud)
12: Dữ liệu lớn (Big Data) là một Thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả tình hình mà chúng ta đang gặp phải khi phải xử lý một lượng dữ liệu rất lớn và phức tạp. Dữ liệu lớn không chỉ đề cập đến khối lượng dữ liệu, mà còn đề cập đến tính phức tạp, tốc độ, đa dạng của Dữ liệu.
MỜI XEM : DỮ LIỆU LỚN (Big Data)
13: Midjourney là Chương trình trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra Hình ảnh sáng tạo từ các văn bản mô tả, tương tự như OpenAI’s DALL-E, Stable Diffusion. Midjourney cũng là tên của một Phòng thí nghiệm độc lập được thành lập bởi DAVID HOLZ – Người đồng sáng lập Leap Motion. Midjourney hiện nay đang ở Giai đoạn thử nghiệm mở và được bắt đầu sử dụng vào ngày 12/7/2022. Công ty Midjourney đã nỗ lực liên tục cải thiện thuật toán của mình, cứ vài tháng lại phát hành một phiên bản mới: từ Phiên bản 2 mới nhất (tháng 4/2022) cho đến gần đây nhất là Phiên bản V5 alpha (15/3/2023).
MỜI XEM : Phần mềm đồ hoạ thông minh MIDJOURNEY
14: Chat GPT (Chat Generative Pre-trained Transformer) là Phần mềm siêu trí tuệ nhân tạo được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty OpenAI (Hoa Kỳ, tháng 11/2022). Chatbot này sau khi ra đời đã tạo nên một ‘cơn sốt’ (hơn 10 triệu người truy cập mỗi ngày) trong ngành công nghệ mới.
ChatGPT 3.5 tự giới thiệu: “Tôi ra đời với Mục tiêu: Cung cấp kiến thức, thông tin và Hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chức năng chính của tôi là Nắm giữ một lượng lớn dữ liệu và tri thức từ Internet và các nguồn khác, sau đó có Khả năng phản hồi câu hỏi, viết văn bản, cung cấp thông tin, giúp đỡ trong việc giải quyết vấn đề, và nhiều nhiệm vụ khác bằng ngôn ngữ tự nhiên. Tôi có Khả năng hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, tìm kiếm thông tin, viết bài, dịch thuật, lập kế hoạch, và nhiều nhiệm vụ liên quan đến ngôn ngữ). Tôi có thể hỗ trợ Người sử dụng trong việc tạo ra nội dung sáng tạo, tìm hiểu kiến thức mới, hoặc đơn giản là trò chuyện và giải trí…”.
MỜI XEM : CHATGPT (Chat Generative Pre-trained Transformer)
GHI CHÚ :
◊ Nguồn: Tạp chí Kiến trúc số 5-2023, 21/7/2023 – ThS. KTS. TRẦN VŨ THỌ – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
◊ Các tựa đề, tiêu đề, hình ảnh minh hoạ, chú giải và biên tập ‘nhẹ‘ do Ban Biên tập hochanhkientruc.art thực hiện.
BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc@mail.com
10/2023